Author Archives: icvns_admin

Visit and work of staff and students of Sakon Nakhon Rajabhat University

Chuyến thăm và làm việc của cán bộ, sinh viên Trường Đại học Rajabhat Sakon Nakhon

Sáng ngày 24/2/2016, Viện VNH&KHPT, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi đón tiếp đoàn cán bộ và sinh viên trường Đại học Rajabhat Sakon Nakhon, Thái Lan

Tham dự buổi lễ, đại diện Viện VNH&KHPT có GS.TS. Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện VNH&KHPT; đại diện trường Đại học Rajabhat Sakon Nakhon có PGS.TS. Chaiya Pawabut, Trưởng khoa đào tạo sau đại học chuyên ngành Quản lí giáo dục và đông đảo các giảng viên, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học của Viện VNH&KHPT và Khoa đào tạo sau đại học, ngành Quản lí giáo dục trường Đại học Rajabhat Sakon Nakhon, Vương quốc Thái Lan.

SCIENTIFIC SEMINAR “DEVELOPMENT AND STRUCTURE OF URBAN SPACE IN EUROPE”

TỌA ĐÀM KHOA HỌC “DEVELOPMENT AND STRUCTURE OF URBAN SPACE IN EUROPE” (SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Ở CHÂU ÂU

Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề Development and Structure of urban space in Europe (Sự phát triển và cấu trúc không gian đô thị ở châu Âu) do GS. Detlef Briesen, Đại học Giessen, Đức trình bày.

Đây là hoạt động khoa học thường xuyên của Viện. Tham dự buổi tọa đàm có Viện trưởng PGS. TS. Phạm Hồng Tung, Phó Viện trưởng TS. Vũ Kim Chi, Nguyên Phó Viện trưởng PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh, PGS. TS Hoàng Anh Tuấn, khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV, cùng toàn thể cán bộ Viện và học viên cao học, nghiên cứu sinh các khóa.

Prof. Dr. Phan Huy Le

GS.NGND Phan Huy Lê

Giáo sư Phan Huy Lê sinh ngày 23/2/1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh – một vùng quê văn hiến của xứ Nghệ, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng tình nghĩa, cần cù và hiếu học. Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS. Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy… Cụ thân sinh là Phan Huy Tùng, tiến sĩ Nho học, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu.

Prof. Dr. Pham Hong Tung

GS.TS Phạm Hồng Tung

GS. TS Phạm Hồng Tung luôn tự hào được học tập và trưởng thành từ Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV – một trong những cái nôi của nền sử học Việt Nam hiện đại, nơi ông có may mắn được nhiều bậc thầy tài năng và đức độ thương yêu dìu dắt, dạy bảo tận tình, được nhiều đồng nghiệp và bạn bè hết lòng giúp đỡ. Nhờ được sự định hướng của các thầy và của Khoa Lịch sử, ông đã miệt mài theo đuổi những hoài bão gắn liền với những hướng nghiên cứu cơ bản của lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, như lịch sử các phong trào yêu nước và cách mạng của quần chúng nhân dân ở Việt Nam thời cận đại, Cách mạng tháng Tám năm 1945, một số vấn đề về lịch sử chính trị và văn hóa chính trị Việt Nam cận – hiện đại, các yếu tố và khía cạnh quốc tế của cuộc vận động phi thực dân hóa ở Việt Nam vv.. Ở hướng nghiên cứu nào, GS.TS Phạm Hồng Tung cũng có những đóng góp rất riêng, góp thêm những thông tin sử liệu, những cái nhìn, hướng tiếp cận và cách luận giải mới mẻ và sắc sảo.

Prof. Dr. Vu Minh Giang

Lý lịch Khoa học GS. TS Vũ Minh Giang

Nhắc đến ông là nhắc đến một trong những nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành về lịch sử và một số chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Thực tế hơn 40 năm công tác và phục vụ cho sự nghiệp chung, nhất là trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đã khẳng định vai trò và năng lực của GS.TSKH Vũ Minh Giang cả trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – GS. Vũ Minh Giang đã có nhiều công trình nghiên cứu mang lại những giá trị rất thiết thực và căn bản, thể hiện rõ nét tư duy mạch lạc, khách quan, cẩn trọng và toàn diện của một nhà khoa học, một nhà giáo đầy trách nhiệm và tâm huyết.

Prof. Dr. Nguyen Quang Ngoc

Lý lịch khoa học GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

Hơn 50 năm gắn bó với Hà Nội, công bố gần 100 công trình khoa học có tính thực tiễn, hơn 50 đề tài nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng thành công ngành Hà Nội học,… nhưng với GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, bấy nhiêu đó “vẫn chưa đủ để trả món nợ ân tình cho mảnh đất Thủ đô”.

Thai Studies Research Program – an important contribution to the study of ethnic communities in the Northwest region

Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái – Kađai chiếm một số lượng lớn trong dân cư các dân tộc thiểu số Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh khu vực Tây Bắc và hai vùng tây Thanh Hóa và tây Nghệ An. Nghiên cứu những đặc điểm về quá trình tộc người, mối liên hệ văn hóa tộc người, không gian văn hóa và các mối quan hệ của cộng đồng trong khu vực Tây Bắc Việt Nam từ hơn 20 năm nay đã và đang là nhiệm vụ của Chương trình Thái học thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Viện VNH&KHPT), ĐHQGHN.

Vietnam Studies: Achievements and Prospects

SVVN – Đây là chủ đề của Diễn đàn khoa học do ĐHQG Hà Nội chủ trì trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI, được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, GS. TS Lê Quân – Giám đốc ĐHQG Hà Nội nhấn mạnh, mục đích của Diễn đàn “Việt Nam học: Thành tựu và Triển vọng” là tăng cường kết nối, mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới và nhân loại trong bối cảnh trải qua những biến chuyển to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với những mối quan tâm chung ngày càng gia tăng.

To keep the cultural flame burning forever in the heart of the Capital

Để ngọn lửa văn hóa mãi bừng sáng trong lòng Thủ đô

(Chinhphu.vn) – Muốn ngọn lửa văn hoá dân tộc mãi bừng sáng, không thể chỉ trông cậy vào lòng nhiệt thành của các nghệ nhân, mà cần thêm những chính sách đồng bộ, nguồn lực cụ thể và sự tiếp sức thiết thực từ chính các địa phương, nơi ươm mầm, gìn giữ hồn cốt văn hoá dân tộc.

VSAN NETWORK