![]() ?nh: Th?ng Nh?t-TTXVN |
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu |
Tại Hội thảo, 531 tham luận được trình bày, trong đó có 160 tham luận của các nhà nghiên cứu nước ngoài và 371 tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dự hội thảo có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng đông đảo các nhà khoa học quan tâm đến Việt Nam đến từ nhiều nước trên thế giới.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu rõ, Việt Nam là một quốc gia – dân tộc thống nhất, có truyền thống văn hiến rực rỡ, lâu đời, một sự thống nhất trong tính đa dạng cao về tộc người, tôn giáo, địa bàn cư trú, phong tục, tiếng nói, lối sống và địa vị xã hội.
Hôm nay (5/12), tiếp các đại biểu dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi các nhà Việt Nam học quốc tế là những người bạn thân thiết và là sứ giả góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước và mong các nhà Việt Nam học ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước. Chủ tịch nước bày tỏ hy vọng, trong tương lai không xa, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế thiết lập được một tổ chức nghiên cứu quốc tế về Việt Nam học. |
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, Hội thảo là cơ hội rất tốt để Đảng, Nhà nước lắng nghe, tập hợp những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các lĩnh vực ở Việt Nam.
Với sự góp mặt của hơn 800 học giả trong nước và quốc tế đến từ 23 quốc gia, vùng lãnh thổ, Hội thảo tập trung vào chủ đề “Việt Nam – Hội nhập là con đường phát triển của đất nước”; trong đó có các nghiên cứu về Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật, môi trường, nông nghiệp, giáo dục…
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 |
“Những nghiên cứu này sẽ là cơ sở để các cơ quan Đảng, Nhà nước hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển phù hợp trong tiến trình xây dựng một nền kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường phát triển hài hòa, bền vững”, Phó Chủ tịch nước khẳng định.
Vì vậy, các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài tham dự hội thảo lần này cần tăng cường hợp tác chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả hơn nữa trong việc tổ chức các nghiên cứu liên ngành, toàn diện, trên tinh thần khoa học nghiêm túc, cởi mở, thiết thực hướng vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản và nóng bỏng đang đặt ra đối với sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Hội thảo diễn ra từ ngày 5 – 7/12/2008, theo 18 tiểu ban chuyên môn như lịch sử Việt Nam truyền thống, hiện đại, văn hóa Việt Nam, pháp luật, kinh tế, nông thôn, đô thị, giáo dục, ngôn ngữ… trong đó văn hóa là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều học giả nhất.
Hội thảo sẽ giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về chính sách cởi mở của Việt Nam và cho thấy sự trọng thị của người Việt Nam đối với ngành học này, đồng thời tạo được sự đồng thuận xã hội trong việc quốc tế hóa ngành Việt Nam học.