1. Mục đích
Tổng kết, đánh giá thành tựu, trao đổi học thuật, kinh nghiệm trong nghiên cứu các vấn đề về Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển Việt Nam học trong nước và quốc tế gắn với mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xác định hệ vấn đề, những nội dung quan trọng và cấp bách để phát triển bền vững Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu, xu thế toàn cầu hóa và yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm khơi dậy khát vọng phát triển, giảm thiểu rủi ro, phát huy tiềm năng và lợi thế của Việt Nam, đưa Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển quốc gia vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển đất nước trở thành một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, hạnh phúc.
Mở rộng giao lưu, hợp tác, tăng cường kết nối mạng lưới Việt Nam học toàn cầu; phát triển đào tạo và nghiên cứu về Việt Nam ở trong nước và trên thế giới; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, chuyển tải các giá trị Việt Nam tới cộng đồng khoa học, người Việt ở nước ngoài và nhân dân trên toàn thế giới.
Tạo ra một diễn đàn học thuật có quy mô và tầm vóc quốc tế, là sự kiện KH&CN tiêu biểu trong năm nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của lịch sử đất nước, đặc biệt là 80 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2. Chủ đề Hội thảo
Việt Nam: Phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
Vietnam: Sustainable Development in the New Rising Era.
3. Đơn vị tổ chức: ĐHQGHN và Viện HL KHXHVN.
4.Nội dung chuyên môn
4.1. Tiểu ban 1: Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học
Đơn vị chủ trì: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Định hướng nội dung:
– Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Việt Nam học
– Kết quả nghiên cứu mới về Việt Nam từ các tiếp cận chuyên ngành: Lịch sử, Văn học, Nghệ thuật, Ngôn ngữ, Hán Nôm, Khảo cổ học…
– Nghiên cứu Việt Nam học từ tiếp cận liên ngành, khu vực học, khoa học phát triển; những nghiên cứu tổng hợp theo vùng, khu vực, địa phương…
– Việt Nam học với sứ mệnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, nhịp cầu giao lưu và đối thoại liên văn hóa
– Tư liệu nghiên cứu Việt Nam
– Giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt ở trong nước và quốc tế
– Nhu cầu của xã hội và thị trường việc làm của nguồn nhân lực Việt Nam học…
4.2. Tiểu ban 2: Ngoại giao và hợp tác quốc tế
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Ngoại ngữ
Định hướng nội dung:
– Quan hệ quốc tế, khu vực và những ảnh hưởng, tác động tới Việt Nam
– Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế; Việt Nam với các tổ chức và diễn đàn quốc tế
– Hợp tác của Việt Nam với các nước lớn và các nước trong khu vực Đông Á, ASEAN trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa…
– Biên giới, biển, hải đảo và chủ quyền quốc gia của Việt Nam
– Các vấn đề tư tưởng, chính trị, luật pháp, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống… của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế…
4.3. Tiểu ban 3: Kinh tế và xã hội trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế
Định hướng nội dung:
– Tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; phát triển doanh nghiệp; hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo quốc gia; khai thác lợi thế cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế…
– Kinh tế xanh, kinh tế bền vững: Từ lý thuyết đến thực tiễn
– Các mô hình kinh tế trong bối cảnh mới (kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao…) của xu hướng toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
– Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
– Sinh kế bền vững và đời sống cư dân ở các khu vực đô thị, nông thôn, miền núi
– Quản trị xã hội và phát triển xã hội trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững
– Các vấn đề về khoa học sức khỏe, y tế và sức khỏe cộng đồng, đại dịch Covid-19…
– Các vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội, dân số, già hóa dân số, lao động, việc làm, di cư, chỉ số hạnh phúc…
– Cơ cấu và phân tầng xã hội, gia đình và giới trong xu thế phát triển đất nước và hội nhập quốc tế…
4.4. Tiểu ban 4: Quản trị quốc gia trong kỷ nguyên mới
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Luật
Định hướng nội dung:
– Quản trị quốc gia và quản trị địa phương trong bối cảnh phát triển mới trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
– Các vấn đề xây dựng bộ máy, tổ chức chính quyền các cấp, hoàn thiện thể chế, pháp luật đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên phát triển mới
– Quản trị, phát triển đô thị và nông thôn, quy hoạch vùng, phát triển vùng…
– Các vấn đề đô thị và đô thị hóa: Từ lý thuyết đến thực tiễn
– Đô thị hiện đại, đô thị thông minh, đô thị bền vững trong xu thế phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
– Di cư và đô thị hóa, cư dân đô thị và lối sống thị dân, sinh kế đô thị, tổ chức đời sống đô thị ở Việt Nam…
4.5. Tiểu ban 5: Văn hóa, dân tộc, tôn giáo trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Định hướng nội dung:
– Đặc trưng văn hóa, giao lưu văn hóa và biến đổi của văn hóa trong xu thế phát triển đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay; các vấn đề sinh hoạt văn hóa, ứng xử văn hóa, quan hệ gia đình, hôn nhân… trong đời sống văn hóa đương đại.
– Tài nguyên, nguồn lực văn hóa trong phát triển bền vững đất nước; Văn hóa gắn với phát triển du lịch và kinh tế vùng, địa phương
– Công nghiệp văn hóa và sáng tạo trong xu thế phát triển mới
– Tộc người, quan hệ tộc người, chính sách và thực tiễn thực hiện chính sách dân tộc trong xu thế phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
– Tác động của biến đổi xã hội đến sự ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số
– Đặc trưng, giá trị, nguồn lực của các tộc người trong chiến lược phát triển đất nước; hội nhập và phát triển bền vững về văn hóa ở các dân tộc thiểu số Việt Nam
– Tôn giáo và những biến đổi trong đời sống hiện nay; xu hướng nhập thế của tôn giáo trong bối cảnh xã hội đương đại
– Quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo, phát huy vai trò của tôn giáo trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước…
4.6. Tiểu ban 6: Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Định hướng nội dung:
– Tài nguyên, môi trường và vấn đề phát triển bền vững của đất nước
– Các mô hình phát triển gắn với sử dụng đất và nguồn nước hiệu quả, bền vững
– An ninh phi truyền thống trong vấn đề tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai
– Giá trị văn hóa trong bảo vệ môi trường hiện nay
– Rác thải và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường
– Biến đổi khí hậu: Hiện trạng, xu thế, tác động, tổn thương và cơ hội đối với Việt Nam; khả năng và giải pháp thích ứng
– Ứng phó biến đổi khí hậu và mô hình phát triển bền vững…
4.7. Tiểu ban 7: Giáo dục, đào tạo và phát triển con người Việt Nam
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Giáo dục
Định hướng nội dung:
– Chính sách, nguồn lực, thực tiễn phát triển giáo dục, đào tạo con người hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển
– Các vấn đề giáo dục và đào tạo, quyền con người và an ninh con người, việc làm, thu hút nguồn nhân lực…
– Hệ thống giáo dục quốc dân; cải cách giáo dục; giáo dục sáng tạo và khởi nghiệp; công nghệ giáo dục và đào tạo; xây dựng xã hội học tập… đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
– Đổi mới giáo dục phổ thông; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đào tạo nghề…
– Vị trí, vai trò của hệ thống giáo dục đại học đối với phát triển đất nước, trong đào tạo nguồn nhân lực cao, trình độ cao; tự chủ đại học; hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học…
– Hệ giá trị con người Việt Nam và việc khai thác, phát huy; giáo dục thanh niên, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước
– Vai trò và phát huy nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp phát triển đất nước.
4.8. Tiểu ban 8: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Công nghệ
Định hướng nội dung:
– Chính sách và nguồn lực phát triển thị trường khoa học và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển
– Công nghệ chiến lược của Việt Nam; phát triển các công nghệ mới theo xu hướng thế giới (AI, chíp bán dẫn….)
– Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia
– Hệ sinh thái khởi nghiệp dựa vào KH&CN
– Chuyển đổi số trong phát triển bền vững; nâng cao năng lực chuyển đổi số
– Ứng dụng và chuyển giao tri thức để phát triển bền vững, thịnh vượng
– Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập…
5. Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức
5.1. Hội thảo chuyên đề tại các Tiểu ban
– Thời gian: Trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2025.
– Địa điểm: Tại các đơn vị thuộc ĐHQGHN.
– Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến.
5.2. Hội thảo toàn thể
– Thời gian: Tháng 10 năm 2025.
– Địa điểm: Tại ĐHQGHN.
– Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến.
6. Ngôn ngữ hội thảo
Tiếng Việt và tiếng Anh.
7. Đăng ký tham gia và gửi tóm tắt, toàn văn báo cáo khoa học
– Theo thông báo riêng của các đơn vị chủ trì các Tiểu ban chuyên môn (Hội thảo chuyên đề), hoặc trên website chung của Hội thảo.
– Các tác giả có báo cáo mời được Ban Tổ chức xem xét tài trợ kinh phí ăn ở, đi lại.
– Ban Tổ chức cung cấp giấy mời tham dự Hội thảo và tài liệu liên quan để hỗ trợ các học giả quốc tế làm thủ tục nhập cảnh.
8.Thông tin liên hệ
– Website Hội thảo: https://icvns2025.vnu.edu.vn.
– Địa chỉ: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội – Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (0243) 5589073, E-mail: icvns2025@vnu.edu.vn.
Ban Tổ chức trân trọng thông báo và kính mời các nhà khoa học, hoạch định chính sách, quản lý và doanh nhân tham dự Hội thảo. Thông tin về Hội thảo được cập nhật thường xuyên trên website của Hội thảo.
File đính kèm: icvns2025-vnu-edu-vn